DANH MỤC SẢN PHẨM

Tìm hiểu chi tiết về linh kiện máy tính Mainboard

Tin tức sản phẩm

Tin tư vấn

Tin Khuyến mại

Tìm hiểu chi tiết về linh kiện máy tính Mainboard

24-05-2021, 1:53 pm

Bo mạch chủ máy tính hay còn gọi là mainboard là bộ phận vô cùng quan trọng trọng và không thể thiếu khi vận hành thiết bị điện tử này. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng kém thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc là điều rất dễ xảy ra trong suốt quá trình sử dụng. Do đó những hiểu biết về các thành phần trên Mainboard thực sự là một trong những chìa khóa tối ưu nhất để bạn có thể chọn được cho máy tính của mình một chiếc bo mạch chủ tốt nhất, chất lượng nhất. Bài viết sau đây của máy tính Việt Phong sẽ bật mí cho bạn tất tần tật những điều cần biết về Mainboard PC để tận dụng thiết bị này hiệu quả tối đa.

1. Mainboard là gì?

Mainboard là một bảng mạch chính nằm phía bên trong một chiếc máy tính và nó có vai trò kết nối các bộ phận khác của máy tính lại với nhau, cung cấp nguồn điện cho những bộ phận khác như CPU, RAM, ổ cứng và rất nhiều bộ phận khác để tạo thành một thể thống nhất, góp phần giúp các thiết bị điện tử có thể chạy trơn tru và vận hành một cách tốt nhất.

Mainboard còn là nơi liên kết tất cả các bộ phận của máy tính lại với nhau và cho phép CPU có thể truy cập và điều khiển từng bộ phận đó một cách linh hoạt. Ngoài ra, mainboard cũng cho phép người dùng có thể kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi khác bao gồm như: màn hình, loa, tai nghe, micrô, bàn phím, chuột, modem và các thiết bị USB khác nữa.

Mainboard còn được gọi với những cái tên khác nhau như motherboard, main hay bo mạch chủ,…

2. Chức năng, vai trò của Mainboard như thế nào đối với PC?

Đây là một bộ phận đảm đương rất nhiều chức năng quan trọng của chiếc máy tính giúp cho máy tính hoạt động một cách trơn tru và vô cùng ổn định. Như phần giới thiệu về mainboard là gì ở phía trên, chúng ta cũng đã hiểu được main thực chất là một hệ thống bảng mạch dùng để gắn kết những thiết bị khác lại với nhau và tạo thành một thể hoàn chỉnh thống nhất. Chính vì, những chức năng chính của bo mạch chủ - Mainboard có thể kể đến như sau đây:

– Mainboard có chức năng liên kết tất cả các linh kiện máy tính khác và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một thể thống nhất.

– Bên cạnh đó linh kiện máy tính mainboard còn có tác dụng điều khiển tốc độ và đường đi của dữ liệu giữa các thiết bị.

– Mainboard điều khiển và phân phối nguồn điện áp để cung cấp cho các linh kiện gắn trên mainboard.

3. Mainboard hoạt động như thế nào?

Giữa các thiết bị thông thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau hay còn được gọi là tốc độ Bus.

Mainboard có 2 Chipset vô cùng quan trọng đó là Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam, hai chip này có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào mainboard như giữa linh kiện CPU và RAM, giữa linh kiện CPU và VGA Card, …

Do tốc độ Bus giữa các linh kiện là khác nhau nên chúng được đưa qua Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam để xử lý lại tốc độ Bus, chính vì thế mà máy tính có thể hoạt động được một cách thống nhất ở mọi hoàn cảnh.

Vỏ máy tính là thiết bị mà bo mạch chủ cần lắp đặt ở phía trong nó cùng với các thiết bị khác, cấu thành nên một máy tính có cấu tạo hoàn chỉnh. Tuy nhiên đôi khi một số overlocker có thể không cần thiết phải sử dụng đến thiết bị này, nhằm tạo ra hệ thống máy tính dễ dàng cho việc tháo lắp và thay đổi khi có nhu cầu, thuận tiện cho việc làm mát các thiết bị linh kiện khác của họ.

4. Cấu trúc của mainboard.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy tính khác nhau, tuy nhiên phần lớn cấu tạo cơ bản của một Mainboard bao gồm các bộ phận chính như sau:

4.1. Khe cắm PCI (Kết nối thành phần ngoại vi):

Với bộ phận này được sử dụng để chèn cũng như cài đặt các loại card hỗ trợ như: Card mạng LAN, âm thanh và card điều chỉnh TV. Thông thường sẽ từ có 1-6 khe cắm PCI tuy nhiên hiện tại chúng đã được các hãng sản xuất giảm xuống và được thay thế bằng khe cắm PCI Express 1x.

4.2. Khe cắm PCI-E 16x:

Loại khe cắm này phổ biến nhất cho card đồ họa VGA, khe này được trang bị tốc độ truyền dữ liệu riêng biệt lên đến 16 lần đây là tốc độ nhanh nhất hiện nay. Khe cắm PCI-E 16x cho phép người dùng sử dụng băng thông tối đa lên đến 4GB/s và tốc độ băng thông có thể lên tới 8 GB/s.

4.3. Khe cắm PCI-E 1x:

Loại khe cắm này thuộc loại khe cắm đơn với tốc độ của nó là 250MB/s cao hơn so với 133 MB/s trên các khe PCI thông thường. Bên cạnh đó loại khe cắm này có thể được sử dụng cho các loại card mở rộng khác như: card âm thanh hay card mạng Ethernet.

4.4. Chip cầu Bắc:

Bộ phận này đóng vai trò vô cùng quan trọng và được xem là trung tâm điều khiển bộ nhớ của cả hệ thống máy tính. Với loại chip này là bộ phận tạo sự kết nối liên thông giữa CPU cùng bộ nhớ hệ thống và các khe cắm PCI-E. Chip cầu Bắc có nhiệm vụ điều khiển các thành phần khác có tốc độ cao như CPU, RAM và Card Video.

4.5. Chip cầu Nam:

Chức năng của chip cầu Nam tương tự như chip cầu Bắc nhưng chip cầu Nam có tác dụng điều khiển các thành phần có tốc độ chậm hơn như: USB, Card Sound, Card Net và ổ cứng, …

4.6. Cổng kết nối nguồn ATX 12V 2X:

Cổng này có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ từ nguồn sạc.

4.7. Cổng kết nối quạt CPU:

Cổng này có nhiệm vụ là kết nối với quạt tản nhiệt CPU. Ở đây nguồn điện sẽ cho phép bo mạch chủ kiểm soát được tốc độ của quạt tản.

4.8. Khe cắm DIMM:

DIMM được xem là loại bộ nhớ được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các dòng máy tính hiện nay trên thị trường nhưng sẽ khác nhau về tốc độ và phải phù hợp với thiết kế của từng loại mainboard. DIMM hiện nay có 4 tiêu chuẩn được sử dụng như:

– SDR - Tốc độ dữ liệu đơn.

– DDR - Tốc độ dữ liệu kép.

– DDR2.

– DDR3.

4.9. Đầu nối nguồn ATX:

Là nguồn kết nối chính trong bo mạch chủ mainboard và là đầu nối thứ hai trong số hai kết nối nguồn.

4.10. Đầu nối IDE và đầu nối PATA:

Dạng đầu nối IDE thuộc kiểu kết nối tích hợp có tác dụng hỗ trợ các thiết bị như: IDE, ổ cứng, CD và DVD. Hầu hết các ổ đĩa này ngày nay được các hãng trang bị kết nối SATA.

4.11. Kết nối SATA:

Chúng được thiết kế để kết nối với các thiết bị ATA nối tiếp, chẳng hạn như ổ cứng, CD hoặc DVD.

4.12. Cổng kết nối main ở mặt trước:

Là nơi chúng ta sẽ thiết lập các kết nối từ bên ngoài như bật nguồn hay thiết lập ổ cứng…

4.13. Cổng kết nối USB bên ngoài:

Thường thì chúng sẽ được gắn trên các bo mạch chủ mainboard với mục đích sử dụng để kết nối ổ đĩa với ổ cứng ngoài.

4.14. Pin CMOS:

Đây là loại pin được thiết kế dành riêng bo mạch chủ mainboard được sử dụng để cung cấp năng lượng cho chipset Nam và BIOS.

5. Cách để kiểm tra chất lượng Mainboard.

- Bạn nên mua linh kiện máy tính này tại những địa chỉ uy tín.

- Khi mua cần chú ý đến sản phẩm phải là hàng mới và nguyên đai nguyên kiện.

- Cần đặc biệt lưu ý đến thời hạn bảo hành cũng như quy định đổi trả hàng tại nơi mua sản phẩm.

Với những chia sẻ ở trên của Máy tính Việt Phong hi vọng bạn cũng đã hình dung được Mainboard là gì, những thông tin tổng quan về bo mạch chủ mainboard. Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin bổ ích giúp cho bạn có thể lựa chọn được loại main máy tính phù hợp tốt nhất hiện nay cho mình. Hãy chia sẻ thông này cùng bạn bè để có thể hiểu rõ hơn về Mainboard nhé.

Bài viết mới nhất
Bài viết nổi bật
Chat Facebook (8h00 - 21h00)
Chat Zalo (8h00 - 21h00)
0908.181.686 (8h00 - 21h00)

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH