DANH MỤC SẢN PHẨM

Hướng dẫn chọn mua bàn chơi game tốt nhất

Tin tức sản phẩm

Tin tư vấn

Tin Khuyến mại

Hướng dẫn chọn mua bàn chơi game tốt nhất

19-03-2018, 12:00 am

Hôm nay, chúng tôi xin gửi tới các bạn bài viết hướng dẫn tổng quan về cách chọn bàn phím chơi game nói chung, bao gồm cả bàn phím cơ và bàn phím thường. Việt Phong rất mong bài viết này sẽ giúp được các bạn phần nào đó trong việc lựa chọn bàn phím chơi game cho bản thân một cách phù hợp và dễ dàng nhất.

Nếu như ai đó đã từng tới các cửa hàng bán thiết bị chơi game để nhờ các bạn seller tư vấn, chúng tôi tin chắc rằng các seller chuyên nghiệp sẽ đặt ra một số câu hỏi cho các bạn mục đích để xin được các thông tin cần thiết cho việc tư vấn. Cụ thể các câu hỏi đó sẽ theo đúng trình tự như sau:

- Bạn muốn chọn bàn phím ở mức giá bao nhiêu (tìm hiểu về hầu bao của bạn)

- Bạn muốn chọn bàn phím cơ hay bàn phím thường

- Bạn chọn mua phím chơi game hay làm việc, nếu là chơi game thì bạn chơi game gì?

- Bạn muốn mua phím fullsize hay loại nhỏ gọn?

- Bạn có cần bàn phím phải có Led không, nếu có thì bạn có cần chúng đổi được màu không?

Trên đây cũng chính là các câu hỏi mà bản thân mỗi người đang có nhu cầu mua bàn phím đều nên tự có câu trả lời trước khi đi mua hàng, bởi nếu chúng ta có các câu trả lời tương đối cụ thể thì việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất sẽ không còn quá khó khăn.

Giờ hãy cùng Việt Phong tìm các câu trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi trên nhé.

1. MỨC GIÁ BẠN MUỐN CHI TRẢ CHO BÀN PHÍM

Tiền nào của nấy - câu châm ngôn luôn đúng, đặc biệt là với bàn phím.

- Với mức giá dưới 500.000 VNĐ, chúng tôi khuyên bạn nên chọn mua một chiếc bàn phím rubber dome thông thường thay vì một chiếc bàn phím cơ. Một số nhà sản xuất có đưa ra các mẫu bàn phím cơ với cái tên "bàn phím giả cơ" hay "bàn phím bán cơ" hoặc "semi mechanical keyboard"..... bản chất chúng là bàn phím rubber dome thông thường nhưng có kết cấu nút bấm phức tạp hơn với một số tính năng giống với phím cơ. Ví dụ như: keycap có thể tháo rời, lắp được keycap phím cơ vào hay các bộ phận cố định hành trình bấm phím và tăng khả năng đàn hồi, cùng với các bộ phận tạo các tiếng "click" vui tai.... tất cả chỉ nhằm mục đích sao cho phím giống cơ thật nhất.

Bạn có thể chọn các mẫu phím giả cơ như vậy vì chúng có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu chơi game hay công việc văn phòng. Thêm nữa đa phần chúng có khả năng chống nước rất tốt, đôi khi chúng "bá đạo" đến mức bạn có thể mang chúng ra tẩy rửa trong chậu nước mà cũng không lo bị hỏng.

Ở mức giá dưới 500k này, chúng tôi không khuyến khích các bạn chọn các loại bàn phím cơ giá quá rẻ, bởi chúng thiếu ổn định, có khi tiền mất tật mang, thêm bực vào người. Các bạn có thể tham khảo bàn phím bán cơ Lightning Led PR-8600 là mẫu phím giá cơ chất lượng tốt:

bàn phím bán cơ Lightning Led PR-8600

- Từ 600k đến 1 triệu, đây là mức đầu tư mà bạn đã bắt đầu có thể lựa chọn các mẫu bàn phím cơ giá rẻ. Trong tầm giá này, với lựa chọn bàn phím nhỏ gọn, bạn không thể bỏ qua Fuhlen SM680R RGB sử dụng switch LongHua với hệ thống led RGB 16.8 triệu màu mà giá chỉ 741k, hay với những người cần bàn phím gõ tốt có thể chọn DareU DK87 sử dụng switch "D" cho cảm giác gõ vô địch trong tầm tiền. Cao hơn chút ít, với bàn phím fullsize đủ 104 phím, các bạn có thể ngó qua Fuhlen SM700 với độ bền và chất lượng phím bấm rất tốt.

Fuhlen SM680R RGB là bàn phím cơ cực bá đạo trong phân khúc giá này:

Bàn phím chơi game Fuhlen SM680R RGB

Nếu các bạn cần các tính năng khác ngoài chất lượng phím bấm và đèn led như không dây, thiết kế mỏng, nhẹ..... các bạn có thể chọn các mẫu bàn phím rubber dome cao cấp của Logitech.... nhưng chúng không đúng lắm với những tiêu chí trong bài này. Như vậy trên 600k các bạn nên mua bàn phím cơ ngay nhé.

- Ở các mức chi tiêu lớn hơn, từ 1,5 triệu cho tới 3 triệu hoặc 5 triệu đương nhiên chúng ta nên chọn bàn phím cơ. Giá của chúng phụ thuộc vào thương hiệu , kiểu dáng, tính năng, chất lượng..... Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn ở phân khúc này cùng với các câu hỏi tiếp theo.

2. MUA BÀN PHÍM CƠ ĐỂ CHƠI GAME HAY LÀM VIỆC, CHƠI GAME GÌ VÀ LÀM VIỆC GÌ.

Việt Phong thống kê được rằng có tới trên 80% người đi mua bàn phím muốn tậu cho mình một sản phẩm "đa năng" có thể dùng để chơi nhiều loại game hoặc chơi game cũng tốt mà làm việc cũng tốt.

Thật may cho chúng ta là hầu hết các bàn phím chơi game đều dùng tốt cho công việc, chí ít là đáp ứng đủ cho nhu cầu văn phòng. Các bạn cứ thử nghĩ xem, một chiếc bàn phím Fuhlen L411 chưa tới 200k có thể đáp ứng công việc soạn thảo văn bản và nhập số liệu cho một nhân viên văn phòng hay kế toán một cách hoàn hảo, chẳng có lý gì mà một chiếc bàn phím cơ Filco giá 3 triệu lại không làm được việc đó.

 bàn phím Fuhlen L411

Bàn phím chơi game, sẽ cần phải đáp ứng được tiêu chí sau đây:

Tính năng Key Rollover: tính năng bấm được nhiều phím một lúc, ví dụ với 6KRO (6-keyrollover) có nghĩa bạn có thể bấm 6 phím một lúc mà bàn phím vẫn nhận đủ tín hiệu. Hầu hết các bàn phím chơi game trung và cao cấp đều đáp ứng được tối thiểu là 6KRO và thường là NKRO (trên 10 hoặc không giới hạn) để đảm bảo game thủ có thể chơi game tốt nhất (đặc biệt với các game đối kháng chơi 2 người trên 1 bàn phím).

Và đây cũng gần như là điểm khác biệt duy nhất giữa bàn phím chơi game và bàn phím thường mà Việt Phong nghiệm ra, với các thương hiệu gaming gear cao cấp như Razer, SteelSeries chúng sẽ đưa các tính năng "khủng" vào các bàn phím của mình như: Chạy được Marco, Tần số đáp ứng siêu nhanh với độ trễ chỉ là 1ms ..... tuy nhiên chúng không phải là những tính năng "thiết yếu", tất nhiên chúng cũng là các tiêu chí (dù ít dù nhiều) cho bạn thêm lựa chọn.

Như vậy, khi bạn chọn được một chiếc bàn phím cơ cao cấp, chắc chắn chúng cũng sẽ phục vụ tốt cả nhu cầu chơi game và công việc.

- Với bàn phím cơ, các bạn nên lựa chọn loại switch phù hợp với nhu cầu: có tiếng kêu to hay nhỏ hoặc không có tiếng, bấm nặng hay nhẹ...... Ví dụ tay yếu thì không nên dùng Black switch, dùng ban đêm hay nhà có trẻ nhỏ thì không nên dùng Blue switch, dân game thì nên chọn Speed switch hoặc Red switch....

3. BẠN CẦN PHÍM FULLSIZE HAY LOẠI NHỎ GỌN

Các loại phím Fullsize đầy đủ 104 phím chắc chắn là dễ sử dụng nhất, bở chúng ta gần như không phải dùng các tổ hợp phím thông qua Fn với các tác vụ thông thường. Một số loại bàn phím có tích hợp thêm các nút điều chỉnh Multimedia riêng biệt vô cùng tiện dụng (tiêu biểu là các mẫu bàn phím cơ của Corsair). Thêm nữa, các phím số bên phải phím rất quan trọng với những người thường xuyên nhập số liệu như dân văn phòng, thu ngân, kế toán. Nhược điểm của chúng là cồng kềnh, khó mang vác, chỉ phù hợp để một chỗ.

Các loại bàn phím nhỏ hơn mà chúng ta có thể lựa chọn thường sẽ là Tenkeyless. Kiểu bàn phím này lược bỏ toàn bộ các phím số bên phải, (chỉ còn lại 87 phím) khiến chúng nhỏ gọn hơn 20% so với các bàn phím fullsize. Với những game thủ không có nhu cầu dùng phím bên phải, hoặc với những người không nhập số liệu nhiều nên mua loại bàn phím này bởi chúng dễ di chuyển hơn, gọn gàng hơn. Điểm mạnh nhất của chúng là giúp cho vị trí để chuột (thường là bên tay phải) được giải phóng, không gian rê chuột rộng hơn, rất tốt cho game thủ.

Đối với các loại bàn phím Mini (nhỏ bằng 60% phím fullsize) sẽ là lựa chọn của những người thường xuyên di chuyển, muốn dùng bàn phím cơ với laptop v.v.... Ngoài đặc điểm là siêu nhỏ gọn, chúng còn như món đồ trang trí đẹp mắt. Loại bàn phím này tương đối kén người dùng, đa phần chúng không có dãy phím F (phải sử dụng Fn kèm phím số) nên rất khó để chơi các game chiến thuật hay MOBA. Bàn phím này phù hợp nhất cho dân coder hoặc người viết lách liều.

4. BẠN MUỐN BÀN PHÍM CƠ CÓ LED HAY KHÔNG

Bàn phím có led và không led là hai trường phải đối lập nhau. Đa phần người thích cổ điển không led màu mè sẽ không thích các loại bàn phím có led màu mè và ngược lại, vì vậy tùy vào sở thích các nhân mà chúng ta lựa chọn các loại bàn phím phù hợp.

Với các mẫu bàn phím giá rẻ đặc biệt là bàn phím cơ giá rẻ, chúng ta không có nhiều lựa chọn về màu sắc đèn led, đa phần chúng đều có LED đơn sắc hoặc thậm chí là RGB (như Fuhlen SM680R RGB) và rất ít bàn phím cơ không led. 

Ở các loại bàn phím cao cấp hơn, bắt đầu có sự phân loại rõ ràng, chúng đi theo hai trường phái.

- Không led: đại diện là các thương hiệu cho cảm giác bấm phím đỉnh cao như FILCO, LEOPOLD.....

- Có led: đại diện tiêu biểu là gã khổng lồ Razer, Corsair, SteelSeries.....

Ngoài ra còn có các thương hiệu vừa làm có led và không led mà cũng rất nổi tiếng như IKBC, Ducky....

Các bàn phím cơ cao cấp có Led RGB thường rất đắt tiền, nhất là khi chúng có thể tùy biến ở mức độ cao tiêu biểu như Razer Blackwidow Chroma V2 hay Corsair K95 Platinum....

Bàn phím Razer Blackwidow Chroma V2

Khi bạn tổng hợp được các câu trả lời, bạn sẽ lựa chọn được một hoặc một vài mẫu phím cơ phù hợp, công việc tiếp theo chúng ta cần phải trải nghiệm chúng để có quyết định cuối cùng. 

 

Bài viết mới nhất
Bài viết nổi bật
Chat Facebook (8h00 - 21h00)
Chat Zalo (8h00 - 21h00)
0908.181.686 (8h00 - 21h00)

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH